Anh Lê Ngọc Hạnh vào nhận công tác tại Phòng sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II vào tháng 3 năm 2011.
Trong thời gian công tác tại Viện, anh đã trực tiếp tham gia vào các đề tài cấp Nhà nước như “Gia hóa tôm Sú (Penaeus monodon)”, “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tuần hoàn ương nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) nhằm giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường”. Sau quá trình nổ lực công tác và rèn luyện, vào tháng 10 năm 2016 anh được Viện cử đi đào tạo Thạc sĩ tại trường Đại học Kochi (Kochi University) Nhật Bản trong thời gian 2 năm.
![]() |
Tân thạc sĩ – Lê Ngọc Hạnh |
Trong thời gian học tập tại trường, dưới sự hướng dẫn tận tình của Giáo sư Toshiro Masumoto và sự cố gắng của bản thân, anh đã hoàn thành xuất sắc luận án “Nghiên cứu ứng dụng rong sợi Ulva prolifera như là nhân tố lọc sinh học để xử lý chất thải nitơ trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá Cam Nhật Bản”.
Sau khi tốt nghiệp vào tháng 10/2018, anh trở về Viện và tiếp tục công tác tại Phòng Sinh Học Thực Nghiệm. Tại đây, anh đang được phân công tham gia vào các đề tài như “Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi nghêu bền vững tại đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL)” và “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm móng tay chúa Cultellus maximus (Gmelin, 1791) tại Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh”. Ngoài ra, anh cũng đang tham gia trong dự án “Sản xuất giống cá tra trong nhà nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cao và an toàn sinh học” tại tỉnh An Giang và công ty TNHH sản xuất giống Thông Thuận, Trà Vinh.
Hoạch định kế hoạch cho tương lại, anh cho biết sẽ sớm ứng dụng các kỹ thuật tuần hoàn nước trong nuôi trồng thủy sản đối với các đối tượng thủy sản phổ biến tại Việt Nam như cá tra, tôm sú, tôm thẻ và các loài thủy sản khác nhằm giảm thiểu chất thải cho môi trường và hạn chế sử dụng các loại thuốc, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.